Đọc thêm
I. Lịch sử.
- Năm 1958, Blaisdell mô tả kỹ thuật này để thắt búi trĩ nội. Đến năm 1963 Barro cải tiến và chứng minh hiệu quả của cách trị này.
- Đây có lẽ là phương pháp được dùng rộng rãi nhất ở Mỹ vì đơn giản, an toàn và hiệu quả.
- Khi đã loại trừ được các bệnh lý nội và ngoại khoa vùng hậu môn-trực tràng thì đây là phương pháp tốt cho trĩ độ I và trĩ độ II sau khi điều trị bằng cách chỉnh khẩu phần thất bại.
- Một số lớn bệnh nhân bị trĩ độ III cũng có thể áp dụng phương pháp này.
- Tuy nhiên kỹ thuật này không áp dụng cho trĩ ngoại.
- Trước khi điều trị 7 ngày bệnh nhân phải ngưng mọi thuốc có thể gây chảy máu.
II. Kỹ thuật.
- Sau khi làm sạch hậu môn-trực tràng bệnh hân nằm ở tư thế chổng mông hoặc nghiêng qua trái, thầy thuốc dùng ống soi để đánh giá chung về tình trạng trĩ nội.
- Dây thun cần được đặt ít nhất 1-1,5 cm trên đường lược để không làm bệnh nhân đau.
- Có thể dùng kềm cá sấu gấp búi trĩ đưa vào thiết bị thắt dây thun. Cũng có thể dùng thiết bị hút búi trĩ thay cho kềm cá sấu.
- Đa số thầy thuốc thích đặt mỗi lần 2 sợi thu để tránh tình trạng sút dây.
- Nếu dùng thiết bị hút phải để hoạt động liên tục ít nhất 3 giây sau khi tròng dây thun vào búi trĩ.
- Ngay sau khi đặt dây thun chúng ta có thể chích xơ thêm trên và dưới dây thun. Như thế giúp cho giây thun siết búi trĩ tốt hơn và không sợ bị tuột ra.
- Nếu bệnh nhân có nứt kẽ hậu môn thì không được chích thuốc xơ vì thuốc sẽ chạy phía dưới làm bệnh nặng thêm.
- Thông thường mỗi kỳ chỉ thắt 2 chỗ và thầy thuốc cần báo trước cho bệnh nhân hiểu là nếu trĩ nhiều quá có thể phải thắt thêm lần khác.
- Sau khi thắt nên cho bệnh nhân đứng dậy từ từ và nhẹ nhàng để tránh phản ứng làm xỉu.
- Lần thắt dây thun thường không quá 5 phút.
- Sau khi thắt dây thun bệnh nhân có thể cảm thấy mắt cầu. Nếu bệnh nhân đau là do chúng ta đã thắt gần đường lược quá. Trường hợp này phải tháo dây thun ngay.