Đọc thêm
Tại Mỹ mỗi năm có 10 triệu người đi khám bệnh trĩ. Đa số các bệnh nhân này có thể điều trị nội khoa bảo tồn hoặc là dùng một phương pháp trị bệnh trĩ ít xâm hại như thắt dây thun, chích xơ búi trĩ hoặc dùng liệu pháp làm đông.
- Phẫu thuật chỉ áp dụng cho 10% các bệnh nhân có trĩ biến chức hay điều trị nội khoa không khỏi.
I. Laser CO2.
- Mô chứa nhiều nước khi hấp thu tia laser sẽ gây bỏng. Nhờ giới hạn tia không xuyên thấu nên Laser CO2 được xem là có độ chính xác và ít gây hại cho tổ chức lân cận.
- Tuy nhiên loại laser này cầm máu không tốt do các hạn chế nói trên.
- Một trong những nghiên cứu có số lượng bệnh nhân cao là nghiên cứu của Iwagaki, Người Nhật, dùng Laser CO2 để cắt trĩ. Số bệnh nhân là 1816 người có trĩ đọ II, III và IV. Tỷ lệ hẹp hập môn là 3,4% trong đó có 1/3 về sau phải mổ tạo hình lại.
- Wang, tác giả Đài Loan, nghiên cứu 88 bệnh nhân, một nửa cắt trĩ thông thường theo kỹ thuật Ferguson, một nửa cắt trĩ bằng Laser CO2 phối hợp với Laser ND:YAG thấy kết quả của nhóm dùng Laser tốt hơn vì ít cần thuốc giảm đau narcotic sau mổ (11% so với 56%) và tỷ lệ bí tiểu sau mổ cũng thấp hơn (7% so với 39%).
- Ngược lại, Leff với 226 bệnh nhân kết luận là không có sự khác biệt về kết quả so với phương pháp mổ cổ điển.
II. Laser ND:YAG, loại không tiếp xúc.
- Loại này cầm máu tốt hơn loại trên nhưng chính vì tia xuyên thấu sâu nên gây tổn hại mô nhiều hơn và vì thế dùng để phẫu thuật thì kém phần chính xác.
III. Laser ND:YAG, loại tiếp xúc trực tiếp
- Loại này cầm máu tốt và có độ chính xác.
- Sankar điều trị cho 36 bệnh nhân nhận thấy sau mổ 97% các trường hợp chỉ cần cho bệnh nhân giảm đau ằng Acetaminophen và không ai bị bí tiểu, chảy máu sau mổ.
- Theo dõi trong 2,5 năm Sankar thấy sẹo mổ lành tốt trong thơi gian từ 15 đến 3 tháng. Không có trường hợp nào tái phát trĩ.
- Senagore ở Ferrguson Clinic nhận thấy cắt trĩ bằng dao mổ thường và dao Laser cho kết quả gần cũng như kết quả lâu dài tương tự nhau.