Đọc thêm
I. Chỉ định mổ trĩ.
- Chỉ nên mổ cắt trĩ khi trĩ có triệu chứng hoặc trĩ có biến chứng. Cụ thể là trĩ gây chảy máu kéo dài, trĩ sa ra ngoài, trĩ thuyên tắc, trĩ nhiễm trùng hoặc loét hoặc gây ngữa hậu môn.
- Phụ nữ sau khi sinh, nếu bệnh trĩ không nặng thì thầy thuốc nên theo dõi 3-6 tháng sau rồi sẽ quyết định mổ vì trong thời gian này trĩ có thể thuyên giảm.
Các nguyên tắc chung của mổ trĩ |
- Ở bệnh nhân bị ung thư máu, bị ung thư không còn sống lâu, chúng ta nên tránh mổ trừ khi thật cần thiết. Trong các trường hợp này, khi mổ nên dùng phương pháp đơn giản nhất.
- Trong các phương pháp mổ, có phương pháp tận gốc, có phương pháp tạm bợ, phẫu thuật viên tùy tình trạng bệnh nhân mà chọn.
- Ngay khi mổ trĩ tận gốc vẫn có một số trường hợp bị tái phát.
- Nhiều người chia ra hai loại trĩ:
+ Trĩ triệu chứng: đi theo sau các bệnh nhân nặng như ung thư trực tràng, các bưới vùng chậu, bệnh xơ gan ….
+ Trĩ không rõ nguyên nhân: còn gọi là bệnh trĩ là phần chúng ta đã nói ở các bài trước.
- Các phương pháp mổ được áp dụng cho bệnh trĩ và cho hầu hết là trĩ nội. Trĩ ngoại sẽ được bàn riêng. Trĩ nội quan hệ nhất và gây biến chứng phải mổ nhiều nhất.
II. Nguyên tắc mổ trĩ.
- Shackelford nhận thấy mổ trĩ được nhiều phẫu thuật viên xem là cuộc mổ nhỏ nên thường ít chú ý về mặt kỹ thuật và chăm sóc hậu phẫu.
- Các hậu chứng do mổ trĩ không đứng đắn có thể gây tai hại vĩnh viễn cho bệnh nhân. Shackelford khuyên nên theo đúng các nguyên tắc mổ sau đây:
1. Lấy hết các búi trĩ.
2. Tránh gây tổn thương cơ thắt hậu môn êể khỏi bị rối loạn khi đi đại tiện.
3. Tránh gây teo hẹp hậu môn bằng cách cầm máu cẩn thận, rạch và khâu theo chiều dọc hậu môn, khâu không dính vào cơ thắt, giữa các chỗ cắt bỏ búi trĩ phải còn các cầu da niêm mạc, sau mổ phải thăm hậu môn bằng ngón tay mỗi tuần cho đến khi lành.
4. Tránh để lộn niêm mạc ra ngoài vì sẽ tiết chất nhày.
5. Tránh để mảnh da thừa bằng cách cắt vén vết mổ cho đều. Bệnh nhân có khi quên trĩ nội nhưng vẫn bị ám ảnh bởi mảnh da thừa này.