Những biểu hiện của bệnh trĩ và cách chữa trị

Đã có gần một nửa dân số Việt Nam bị bệnh trĩ. Đặc biệt đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất là những người phải ngồi lâu đứng nhiều. Vì vậy cần nắm bắt được sớm các biểu hiện của bệnh trĩ để tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất. Điều này cũng góp phần bảo vệ cho chính sức khỏe của bản thân bạn, tránh được những biến chứng do bệnh trĩ gây ra.
Xem thêm:
Bệnh trĩ là gì
Bài thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả

1. Biểu hiện của bệnh trĩ là gì?


Một số biểu hiện chung của bệnh trĩ





Các biểu hiện bệnh trĩ sớm nhất, phổ biến và dễ phát hiện nhất ở những bệnh nhân bị bệnh trĩ đó là:
- Đi đại tiện ra máu: Ban đầu còn nhẹ nên máu thấm trong phân hay thấm vào giấy vệ sinh. Nặng thì máu chảy thành tia hay thành giọt.
- Đau rát vùng hậu môn: Trong và sau quá trình đại tiện người bệnh có thể bị những cơn đau âm ỉ hành hạ. Nó có thể bộc phát tại thời điểm đi vệ sinh rồi chấm dứt nhưng cũng có thể dai dẳng trong một khoảng thời gian dài và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
- Bị ẩm ướt vùng hậu môn: Việc xuất hiện búi trĩ tại vùng hậu môn gây tình trạng dịch rất hay bị tiết ra ngoài và tạo không gian ẩm ướt, khó chịu. Nếu người bệnh chịu khó vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ thì không sao nhưng nếu không vệ sinh sạch dễ làm cho niêm mạc hậu môn bị sưng viêm.

Những biểu hiện của bệnh trĩ nội


Bệnh trĩ nội có thời gian ủ bệnh khá lâu cùng với vị trí hình thành búi trĩ khá kín đáo chính là nằm hẳn trong lòng ống hậu môn. Vậy nên đến khi phát hiện ra bệnh thì đã chuyển biến sang giai đoạn nặng nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Tham khảo một số biểu hiện của bệnh trĩ mà người bệnh thường gặp nhất:
- Sa búi trĩ: Việc búi trĩ bị sa xuống là do các đám rối tĩnh mạch và mạch máu bị sưng phù. Bệnh ở giai đoạn nhẹ thì búi trĩ tự lòi ra và thụt vào khi đi đại tiện. Đến giai đoạn nặng thì búi trĩ phải nhờ đến ngoại lực mới có thể co lên trong ống hậu môn. Sau giai đoạn này thì búi trĩ nằm hẳn ra ngoài kể cả khi không đi đại tiện.
- Niêm mạc trực tràng có hiện tượng bị tổn thương: Phần niêm mạc có màu đó khá mềm và có thể chảy máu bất kỳ lúc nào. Tĩnh mạch nằm phía trên đường lược ở trong  giãn nở quá mức nên căng phồng lên.


Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại


Trĩ ngoại phát triển ngay bên rìa, mép thành hậu môn. Vậy nên với biểu hiện của bệnh trĩ ngoại người bệnh có thể dễ dàng phát hiện sớm sự bất thường ở khu vực này.
- Ở từng cấp độ bệnh lý khác nhau thì tình trạng của búi trĩ cũng khác nhau. Phân biệt đó chính là kích thước của búi trĩ to nhỏ, bề mặt có màu đỏ sậm, cứng và dễ mưng mủ hoặc lở loét thành những vết rách, nứt ở hậu môn,... Hậu môn ẩm ướt cùng với việc dư lại phân và nước tiểu đã làm viêm nhiễm hậu môn và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cùng các ký sinh trùng xấu sinh trưởng và phát triển.
- Da ở xung quanh hậu môn có hiện tượng lồi lên, trong đó chứa các xoang tĩnh mạch và mạch máu hậu môn bị sưng phồng.

2. Một số cách chữa bệnh trĩ hiệu quả


Việc chữa bệnh trĩ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện của bệnh. Bệnh nào cũng vậy nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm thì đạt hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Nên người bệnh cần đến ngay các cơ sở y khoa, bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.
- Bệnh đang còn ở tình trạng nhẹ: Giai đoạn này việc chữa trị không quá phức tạp. Bạn nên đi khám và dưới sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ thì bạn cũng có thể uống thuốc tại nhà. Theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với một cuộc sống sinh hoạt điều độ sẽ hỗ trợ rất tốt.
- Bệnh chuyển qua tình trạng nặng: Giai đoạn này cần tiến hành cắt trĩ, mổ búi trĩ mới hiệu quả. Sử dụng những cách này giúp điều trị bệnh nhanh và mang lại hiệu quả điều trị cao. Chữa theo cách này nhanh chóng triệt tiêu búi trĩ đưa hậu môn về hình thái ban đầu. Những phương pháp cắt trĩ không đau hiện nay hiện đại nhất phải nhắc đến kỹ thuật PCPT, PPH an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí,...