5 cách điều trị bệnh trĩ tốt nhất

Bệnh trĩ có người nói dễ điều trị có người lại nói khó chữa. Tất cả đều có nguyên do của nó cả. Nếu bạn điều trị bệnh trĩ sớm thì có thể chữa triệt để và rất ít  khi tái phát trở lại. Nhưng nếu bạn để bệnh trĩ đến giai đoạn nặng mới đi khám thì hi vọng điều trị triệt để quả là có không ít khó khăn. Cùng đi tìm hiểu những cách điều trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.

1. Điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả

 


Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà sau đây có hiệu quả đối với giai đoạn đầu của bệnh trĩ như táo bón, đại tiện khó và ra máu,...
- Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Nên nhớ không được làm việc riêng trong lúc đi đại tiện. Những việc đó là dùng điện thoại, chơi game, đọc báo.... đều có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể và các thức ăn nhuận tràng vào bữa ăn hằng ngày. Những loại rau như diếp cá, mồng tơi, khoai lang,  rau đay và ngũ cốc nguyên hạt đều rất tốt cho người bệnh.
-Vận động thường xuyên bằng các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
- Vệ sinh vùng hậu môn bằng cách ngâm rửa trong nước muối pha loãng từ 15 - 20 phút để hiện tượng sưng viêm được giảm bớt.

2. Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng Đông y

 


Nhờ ưu điểm ít để lại di chứng, điều trị triệt để, ít đau và tốn ít chi phí nên được khá nhiều người lựa chọn. Nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần đến các thầy thuốc, bác sĩ có uy tín để thăm khám và bắt mạch mới lựa chọn thuốc phù hợp cho người bị bệnh.
Có 3 bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ dựa trên những dấu hiệu bệnh như sau:
- Trường hợp mắc trĩ nội có thêm hiện tượng táo bón, đau và chảy máu có khi thành giọt khi đại tiện.
Dùng Cỏ nhọ nồi (sao), Sao đen (hòe hoa và kinh giới), cùng trắc bách diệp (sao) mỗi vị 16gr, cộng thêm 12gr huyền sâm, 12gr sinh địa sắc thành thang và uống hàng ngày.
- Trường hợp búi trĩ và hậu môn sưng đau, nước tiểu có màu vàng và đại tiện đi lại khó khăn.
Dùng 12gr mỗi thứ hoàng bá, xích thược, hoàng liên, trạch tả; mỗi thứ 8gr đường quy, đào nhân; cùng với 16gr sinh địa đem sắc lên uống.
- Trường hợp Đại tiện ra máu kéo dài kèm theo dấu hiệu của bệnh thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi và tự ra mồ hôi.
Dùng 12gr mỗi vị bạch truật, sài hồ; 8gr mỗi vị đương quy, hoa hòe (sao đen), thăng ma, địa du (sao đen); 4gr cam thảo cùng 6gr trần bì sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Chú ý: Mặc dù cách dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh trĩ rất tốt và được nhiều người lựa chọn nhưng chỉ đạt hiệu quả tốt khi được thăm khám bằng thầy thuốc có uy tín.

3. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây y

Dùng thuốc Tây y là biện pháp chữa bệnh nhanh nhưng không triệt để. Thuốc tây y được sử dụng trong trường hợp điều trị bệnh trĩ nhẹ thường là thuốc bôi, thuốc đặt tại chỗ và thuốc hướng tĩnh mạch. Trong những loại thuốc này có chứa chất Rutin (Vitamin P) và dẫn xuất thực vật. Công dụng của chúng là tăng cường độ thẩm thấu của các tế bào và giúp bảo vệ các thành tĩnh mạch, giảm các triệu chứng sưng nề xuất huyết của búi trĩ.
Chú ý: Loại thuốc này có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau nên bạn không được tùy ý sử dụng thuốc hay thay đổi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

4. Cách điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật

Dùng thủ thuật chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ nội độ 1, 2 và một số trường hợp trĩ nội độ 3 đơn giản. Cách này sẽ tạo ra mô sẹo xơ dính vào lớp cơ ở dưới niêm mạc giúp cầm máu, giảm lượng máu được bơm vào búi trĩ từ đó búi trĩ sẽ dần tiêu nhỏ.Tuy nhiên những trường hợp không điều trị được bằng cách này khi búi trĩ bị tắc mạch và kèm theo nứt kẽ hậu môn, viêm mủ hậu môn và người bệnh bị suy giảm miễn dịch. Có các thủ thuật như sau:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Cách này được đánh giá là khá đơn giản, tốn ít chi phí, ít đau nếu thắt đúng kỹ thuật. Tuy vậy vẫn có thể gặp phải một số biến chứng như nứt hậu môn, nhiễm trùng vùng chậu.
- Quang đông hồng ngoại: Sử dụng tia hồng ngoại để điều trị. Cách này không đau, cầm máu tốt nhưng sẽ phải thực hiện nhiều lần.
- Tiêm xơ búi trĩ: Đây cũng là cách làm đơn giản, an toàn, ít chi phí nhưng lại dễ xảy ra nhiều tai biến như rò hậu môn âm đạo, viêm tuyến tiền liệt do tiêm nhầm, chảy máu sau tiêm,..

5. Sử dụng phương pháp ngoại khoa HCPT để điều trị bệnh trĩ

Đây là cách chữa được sử dụng khi bệnh đã chuyển biến nặng và điều trị nhiều mà vẫn không khỏi. Trên thế giới các chuyên gia đã công nhận 2 kỹ thuật cắt trĩ đó là HCPT và PPH. Hai kỹ thuật này có thời gian điều trị ngắn, ít tổn thương nên thời gian phục hồi nhanh. Ngoài ra người bệnh có thể yên tâm vì những cách điều trị này rất ít tái phát.