Phụ nữ mang thai là đối tượng thường xuyên mắc phải bệnh trĩ do thay đổi nội tiết bên trong cơ thể kèm theo sự phát triển của thay nhi gây áp lực lên thành mao mạch trĩ quanh hậu môn gây ra bệnh. Các phương pháp chữa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cần đảm bảo chữa trị bệnh hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới thai kỳ và thai nhi. Trong trường hợp bệnh trĩ mới chớm cần áp dụng một số cách đơn giản cần thiết để chữa trị bệnh mà có thể không cần dùng thuốc.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để chữa bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả mà các mẹ cần lưu ý thực hiện để mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai giai đoạn đầu
Ngâm mình trong nước ấm
Đây là phương pháp đơn giản được khuyên dùng đối với người bệnh trĩ có tác dụng làm giảm đau hiệu quả. Ngâm mình trong nước ấm có tác dụng giúp cho máu được lưu thông dễ dàng hơn và làm cho tĩnh mạch trĩ giãn ra, giảm cảm giác đau. Do đó, mẹ bầu nên tạo cho mình thói quen ngâm mình trong nước ấm sẽ rất có lợi cho tình trạng bệnh, không những thế còn giúp thư giãn và tạo giấc ngủ ngon.
Cách chườm đá lạnh
Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm giảm sưng tấy và giảm đau hiệu quả. Cách làm này có tác dụng đối với trường hợp bị sưng tấy vùng hậu môn rất tốt. Các bạn có thể dùng đá lạnh bọc vào miếng vải sạch hoặc dùng khăn lạnh để đắp, chườm lên vùng bị trĩ mỗi ngày.
Dùng các loại thảo dược tự nhiên chữa bệnh trĩ
Có nhiều bài thuốc dân gian chữa trị bệnh trĩ hiệu quả từ thảo dược tự nhiên được áp dụng phổ biến như dùng rau diếp cá, hoa hòe, củ ấu,... Các mẹ bầu có thể áp dụng theo các bài thuốc như sau:
- Dùng rau diếp cá nấu nước xông, kết hợp dùng bã đắp vào chỗ đau. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ cho hiệu quả giảm đau nhức, sát trùng vùng trĩ hiệu quả.
- Dùng bài thuốc từ hoa mướp 20g, hoa hòe 10, cả 2 thứ đem rửa sạch, hãm với nước sôi để uống thay nước trà hàng ngày. Bài thuốc có tác dụng tốt đối với các trường hợp bệnh trĩ xuất huyết hiệu quả.
- Dùng vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống cũng có tác động nhất định đến bệnh trĩ, do đó người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có lợi cho tình trạng bệnh. Cụ thể bạn nên ưu tiên lựa chọn ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ăn ít các món ăn chứa nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như đồ ăn cay nóng, rượu bia,...
Tạo thói quen sinh hoạt khoa học
- Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ
- Tránh ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ gây áp lực lên thành mao mạch hậu môn. Sau khi đại tiện, dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn, giúp hậu môn khô ráo, sạch sẽ, có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và phòng tránh sự phát sinh của bệnh trĩ.
- Trước khi sinh một tháng, nên vận động nhẹ nhàng và nằm ngửa.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập đơn giản như yoga sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và giảm nhẹ tình trạng bệnh.