Nứt kẽ hậu môn là một bệnh hậu môn trực tràng thường gặp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Bệnh xảy ra ỏ cả người lớn và trẻ em, nếu không được chữa trị sẽ có thể gây ra biến chứng bị nhiễm trùng từ phân và gây nên ổ áp-xe giữa hai cơ thắt hay áp-xe quanh hậu môn và nguy hiểm nhất là gây ra rò hậu môn. Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng cho điều trị căn bệnh này, trong đó có việc sử dụng các loại thuốc bôi.
Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là hệ quả của sự viêm nhiễm tái phát đi tái phát lại nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác khác gây nên và được biểu hiện bởi một vết loét có chiều dài từ 0.5 - 1cm gây đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những biểu hiện của bệnh. Nứt kẽ hậu môn được thể hiện qua các triệu chứng như sau:
- Hậu môn bị loét, rách: biểu hiện rõ nhất của bệnh là hậu môn bị loét do viêm nhiễm và hình thành một vết xước như dao khứa gây đau, nhất là khi đi đại tiện và có khi kèm theo máu. Xung quanh kẽ hậu môn bị dày lên, cứng, dần dần tình trạng sẽ chuyển sang giai đoạn bị loét mãn tính.
- Vùng hậu môn thường bị viêm nhiễm, có cảm giác ẩm ướt do bị ứ nước rất khó chịu.
- Vùng hậu môn bị lòi ra một u nhú khi đi đại tiện, như biểu hiện của bệnh trĩ
- Xung quanh hậu môn bị xưng, vùng da bị viêm nứt kẽ hậu môn sẽ lan rộng dần, dẫn đến hiện tượng bị loét, dịch hậu môn sẽ chảy vào vùng da này gây sưng tấy, loét.
- Đi đại tiện thường kèm theo máu tươi (thường ít)
Hiện nay, đang có rất nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn như dùng thuốc, phẫu thuật và dùng tia laser,... Trong đó, việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi điều trị được đa số người bệnh áp dụng. Thông thường, các loại thuốc này cũng được sử dụng theo đơn của bác sĩ và phù hợp với từng tình trạng bệnh. Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời thì rất dễ biến chứng thành bệnh trĩ. Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, khắc phục và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của nứt kẻ hậu môn, làm lành vết thương. Các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến, bao gồm:
- Thuốc bôi: dùng thuốc Proctolog hoặc Tetacyclin bôi vào vết nứt hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh cần thực hiện bôi liên tục 2 lần/ngày cho tới khi vết nứt lành lại.
- Dùng thêm các loại thuốc trị táo bón như Duphalac, Sorbilol,.. có tác dụng giúp đi vệ sinh dễ dàng, không phải cố rặn và không làm cho vết nứt bị rộng ra.
Các loại thuốc trên được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ. Người bệnh khi sử dụng thuốc cần thực hiện đồng thời với việc vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn hàng ngày; thực hiện chế độ ăn uống điều độ và phòng tránh bị táo bón. Nhất là người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để phòng và ngăn ngừa bệnh.
- Thuốc bôi: dùng thuốc Proctolog hoặc Tetacyclin bôi vào vết nứt hậu môn sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh cần thực hiện bôi liên tục 2 lần/ngày cho tới khi vết nứt lành lại.
- Dùng thêm các loại thuốc trị táo bón như Duphalac, Sorbilol,.. có tác dụng giúp đi vệ sinh dễ dàng, không phải cố rặn và không làm cho vết nứt bị rộng ra.
Các loại thuốc trên được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn ở mức độ nhẹ. Người bệnh khi sử dụng thuốc cần thực hiện đồng thời với việc vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn hàng ngày; thực hiện chế độ ăn uống điều độ và phòng tránh bị táo bón. Nhất là người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để phòng và ngăn ngừa bệnh.