BỆNH TRĨ KHI MANG THAI
Bệnh trĩ là do sự căng phồng của các búi tĩnh mạch hậu môn - trực tràng. Khi phụ nữ mang thai , lúc thai nhi phát triển to dần thì làm cản trợ sự lưu thông hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Do đo khi mang bầu , chị em dễ mắc benh tri khi mang thai, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn xuât hiện búi trĩ sa ra ngoài, ấn đau, ít chảy máu. Có những người tắc mạch máu nhiều, làm búi trĩ phình to khiến người bệnh đau dữ dội.![]() |
Bệnh trĩ khi mang thai |
Chữa trị bệnh trĩ trong thời gian này thì không nên phẫu thuật, vì phải dùng thuốc ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh nhân nên điều trị nội khoa, vệ sinh hàng ngày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa thế nào?
- Vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày: Sau mỗi lần đi đại tiện, dùng nước vệ sinh sạch sẽ không dùng gấy lau vì dễ gây tình trạng đau rát, nên ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm ngày 10 -15 phút giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
- Hạn chế ngồi nhiều, đứng nhiều dễ làm tăng áp lực với các tĩnh mạch trĩ, thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc nằm nghỉ ngơi.
- Tránh tình trạng táo bón bằng cách bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.