Đi cầu ra máu tươi hay còn gọi là đại tiện ra máu tươi là một bệnh thường gặp trong các bệnh về tiêu hóa. Thông thường chứng bệnh này được phát hiện một cách tình cờ khi người bệnh đi đại tiện. Thủ phạm chính gây ra căn bệnh này đó chính là táo bón lâu ngày.
Chứng bệnh này thường đi kèm với hiện tượng đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện hay sốt… tùy theo từng bệnh gây ra. Mỗi khi đi cầu, máu có thể chảy ra ít hoặc chảy thành giọt thành tia khiến cho người bệnh rất hoang mang lo lắng. Đây là một căn bệnh nằm ở vùng kín nên nhiều người rất e ngại đi khám bệnh. Nếu để tình trạng bệnh diễn tiến lâu ngày bệnh nhân có thể bị thiếu máu do mất máu quá nhiều, hoặc gây ngứa và viêm da hậu môn. Tuy nhiên bệnh này có thể chữa trị rất dễ dàng nếu như người bệnh chịu đi khám và chữa trị ngay từ khi phát hiện ra bệnh. Nhận biết được nguyên nhân gây ra bệnh và khắc phục được nguyên nhân này chính là cách tốt nhất để điều trị bệnh.
Vậy nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
Tình trạng đi cầu ra máu tươi vẫn được xem là triệu chứng của những căn bệnh sau:
1. Bệnh về hậu môn: Các bệnh về hậu môn có thể gây nên tình trạng này bao gồm bệnh trĩ, viêm hoặc nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến đại đi cầu ra máu
- Đối với bệnh trĩ thì tình trạng ra máu khi đi cầu có thể được xem là triệu chứng sớm nhất của căn bệnh này.
- Bệnh viêm và nứt kẽ hậu môn thường là do bị táo bón và cố rặn khi đi cầu gây nên. Đi ngoài ra máu do nứt kẽ hậu môn thường là sau khi đại tiện và người bệnh thường cảm thấy đau vùng hậu môn dữ dội, máu đỏ tươi chảy thành giọt.
- Bệnh polyp hậu môn khiến người bệnh đi cầu ra máu nhiều và thành từng đợt.
2. Bệnh Polyp trực tràng: đây là căn bệnh lành tính nhưng khó phát hiện sớm. Triệu chứng duy nhất của căn bệnh này là đi ngoài ra máu với số lượng nhiều . Loại bệnh này thường gặp ở trẻ em và không có hiện tượng táo bón cũng gây chảy máu.
3. Các bệnh về đại tràng: viêm đại tràng, ung thư đại tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu..
4. Các bệnh toàn thân khác : bệnh máu trắng, máu không đông, bệnh dị ứng tự miễn dịch, triệu chứng trong nước tiểu có một số thành phần đặc biệt của bệnh suy thận mãn tính giai đoạn cuối và một số bệnh truyền nhiễm ít gặp khác như bệnh dịch hạch, thương hàn v.v… có thể xuất hiện đi ngoài ra máu.
Ngoài những nguyên nhân chính gây bệnh kể trên thì người bệnh cần chú ý đến một số nguyên nhân khác như xuất huyết đường tiêu hóa, tình trạng dị ứng, nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo, kiết lỵ…
Qua những thông tin trên chúng ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đi cầu ra máu tươi cho nên nếu chỉ dựa vào các triệu chứng mà tự chuẩn đoán thì rất dễ dẫn đến việc xác định và điều trị nhầm bệnh. Vì vậy khi phát hiện ra chứng bệnh này, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Có cách nào phòng tránh căn bệnh này không?
Như đã nói ở trên , đi cầu ra máu tươi là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Chính vì thế ngăn ngừa các căn bệnh đó cũng chính là cách tốt nhất để phòng tránh chứng bệnh đi ngoài ra máu .Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về ăn uống :Ăn nhiều rau xanh và trái cây nhằm cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể dễ tiêu hóa giúp tránh được chứng táo bón. Không nên ăn nhiều thịt vì thịt rất khó tiêu hóa , ăn sáng hàng ngày cũng là cách giúp đi đại tiện dễ dàng. Đồ ăn thức uống cay nóng như rượu bia hay các loại gia vị kích thích như ớt, tiêu cũng không thích hợp cho mọi người, nhất là những người đang mắc chứng bệnh này
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày và đúng giờ với thời gian khoảng 5 phút là đủ, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng cách rửa bằng nước thay vì dùng khăn vệ sinh , khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh dễ gây bệnh trĩ.
- Tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh phù hợp với sức khỏe vừa giúp nâng cao thể chất lại giúp tăng cường nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu và co thắt hậu môn tốt. khi có hiện tượng bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
- Nếu như bị táo bón thì không được tự ý dùng thuốc nhuận tràng đề phòng thuốc có hóa chất độc hại mà nên sử dụng một vài mẹo nhỏ như ăn khoai lang, ăn rau mồng tơi, ăn bắp… để dễ đi cầu hơn.
- Trong lao động: tránh khuân vác nặng , không đứng hoặc ngồi trong thời gian quá lâu nhất là đối với dân văn phòng. Nếu bạn đang phải làm việc trong môi trường này thì sau khoảng 1-2 tiếng nên vận động đi lại vài phút rồi mới tiếp tục công việc.
Trên đây là những nguyên nhân của đi cầu ra máu tươi và cách phòng tránh chứng bệnh này. Chúng ta có thể thấy đây là hậu quả của nhiều chứng bệnh khác nhau trong đó chủ yếu là do các bệnh về hậu môn trực tràng gây nên. Người bệnh không nên xem nhẹ căn bệnh này vì về lâu về dài nó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm không lường trước được.