Một số bệnh về hậu môn trực tràng

Hậu môn trực tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, đây cũng là phần quan trong với nhiều bệnh lý từ lành tính đến ác tính. Cũng có thể là bệnh tại chỗ của chính Hậu môn- trực tràng hoặc bệnh của nơi khác nhưng gây triệu chứng ở đây, chẳng hạn bệnh nhân bị tăng áp lực tình mạch cửa gây ra trĩ hoặc bệnh đái tháo đường gây ngứa ở hậu môn. Tất cả các bệnh lý ở trực tràng đều gây ra một số triệu chứng tương tự nhau như: mót đi ngoài , phân có chất nhầy, máu hay đau tức hậu môn… Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thông thường ở vùng này như áp- xe. Ung thư và sa trực tràng.

Một số bệnh về hậu môn trực tràng

ÁP XE HẬU MÔN

Có thể biết đơn giản là HM-TT cấu tạo bởi 3 thành phần quan trọng: trong cùng là niêm mạc( liên bào hình trụ), đến lớp cơ( gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong), và mạch máu( động mạch và tĩnh mạch) . áp xe HM-TT tức là sự nhiễm trùng tụ mũ ở một số vị trí faat áp xe niêm mạc , dưới niêm , trong lớp cơ, dưới da gần HM…

Nguyên nhân gây ra áp xe thường là vi khuẩn ( khuẩn ly, khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu…) do đó khi điều trị thường phải dùng kháng sinh kết hợp với rạch tháo mủ và dẫn lưu khối áp xe . dù ở vị trí nào, bệnh nhân cũng có hội chứng nhiễm trùng : sốt( cơ thể lạnh run) , mệt mỏi , ăn kém , môi khô, lưỡi dơ… phân có thể có máu, nhầy, mủ.

Đối với áp xe niêm mạc thường là do trĩ bị nhiễm trùng. Gây triệu chứng đau nhức HM-TT . đau rát HM lúc bình thường cũng như khi đi ngoài, khám Hm sẻ phát hiện một chỗ phồng, mềm khi ấn vào đau nhói. Khối áp xe có thể tự vỡ vào trong lòng và tự khỏi nhưng nhiều trường hợp phải rạch , trích lấy mủ ra cùng với dùng kháng sinh.

Áp xe giữa các lớp cơ là do áp xe niêm mạc xâm lấn lớp dưới niêm rồi vào lớp cơ. Bênh cũng gây triệu chứng đau rát HM, thăm TT có khối phòng ấn vào đau chói, đau khi rặn đi ngoài. Điều trị bắt buộc phải rách dẫn lưu tháo mủ.

Áp xe dưới da ở vùng quanh hậu môn cũng là hậy quả của tình trang viêm nhiễm trùng do trầy xước da ở vùng này, gây triệu chúng đau, nhìn vùng xung quanh HM thấy da sứng, đỏ, có khối phồng mủ, chạm vào rất đau nên bệnh nhân rất sợ ngồi ghế. Bắt buộc phải chọc tháo mủ. trường hợp này triệu chứng toàn thân rất nặng với sốt cao , lạnh run và mệt mỏi.

Các trường hợp nhiễm khuẩn đường máu, đường bạch huyết , nhiễm khuẩn phần phụ hay vỡ áp xe ở HM-TT vào sẻ gây áp xe ở hố ngồi TT hoặc chậu hông TT. Bệnh nhân sẻ đau nhiều ở vùng hố ngồi , sốt rất cao , đau không dám ngồi ghế. Khám HM-TT ít khi phát hiện khối u hoặc điểm ấn đau. Phát hiện khối áp xe bằng siêu âm và điều trị phải trích rạch TT lấy mủ , đặt dẫn lưu. Kháng sinh phải dùng đường tiêm truyền.

UNG THƯ TT:


Chiếm 25% các bệnh ung thư đường tiêu hóa , thường gặp ở bệnh nhân nam có tuổi, thường là loại ung thư tuyến( ung thư mô liên kết hiếm hơn), bệnh diễn tiến âm thầm. hầu hết là ung thư nguyên phát trên nên niêm mạc bình thường , có thể là polype TT ung thư hóa, viêm loét TT mãn tính…

Ung thư TT và theo chiều sâu ( vào lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, thành TT. Cơ quan lân cận…). Triệu chứng thường nghèo nàn, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Đôi khi có một số bất thường nhưng thường ít ai để ý đến như: đi phân có vướng chút máu, tiêu chảy thoáng qua, thay đổi thói quen đi cầu và môt số bệnh nhân cảm giác đầy ở HM-TT. Khi bệnh khởi phát thì sẻ có triệu chứng thiếu máu ( da xanh , gầy sút), táo bón xen lẫn tiêu chảy, phân thay đổi hình dạng ( dẹt , nhỏ) và khi khối u lớn sẻ có suy kiệt, thiếu máu nặng, tiêu phân máu thường xuyên hơn, có thể có viêm tắc tĩnh mạch chi dưới…

Thăm khám TT, bác sĩ sẻ phát hiện khối u ở bóng TT( cứng , sần sùi, dễ chảy máu) , khối u có thể ăn hết khẩu kính TT , có thể dính vào tổ chức xung quanh… soi TT sẻ có thể thấy khối u dạng sùi như bắp cải trên nền cứng hoặc có loét với bờ nham nhở. Xét nghiệm vi thể( lấy mẫu mô bệnh làm tế bào học) sẻ gặp các dạng: ung thư biểu mô tuyến, biểu mô nhầy hay sarcom TT.

Về mặt điều trị, nhất thiết phải phẫu thuật cắt bỏ khối u nếu điều kiện cho phép, sau đó kết hợp với xạ trị và hóa trị.

UNG THƯ HM

Đây là một bệnh ít gặp nhưng nếu có bệnh thì dễ phát hiện, bệnh này hay gặp ở nữ nhiều hơn nam. Một số tổn thương ở HM-TT có thể tăng nguy cơ cho ung thư:rò HM , sa TT. Ung thư HM thường di căn theo đường máu và đường bạch mạch huyết đi ra lân cận hay đi xa.

Thường hay gặp là vết loét HM không lành , có thể đi cầu phân máu nhẹ, đau nhức HM, són phân. Thăm khám HM –TT sẻ phát hiện tổn thương loét trên nền cứng, đau, dễ chảy máu hoặc u sùi như bắp cải, cũng có thể khối u dính vào cơ thắt hậu môn, lan ra da. Kèm theo đó là nổi hạch ở bẹn gây đau, ít đi động . khi lấy mẫu mô bệnh làm xét nghiệm tế bào sẻ thấy ung thư liên bào lát. Những trường hợp ung thư HM cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ cả HM-TT,người ta còn kết hợp xạ trị trước và sau phẫu thuật, có thể hóa trị kèm theo.

SA TT

Sa TT là hiện tượng thành TT thoát ra khỏi cơ thắt HM , có 2 mức độ: sa hoàn toàn ( toàn bộ thành của TT sa ra khỏi ống HM ) và sa không hoàn toàn ( chỉ có niêm mạc TT sa ra bên ngoài HM). Thường thì sa TT phối hợp với các bệnh khác,các bệnh lý này gây kích thích TT làm cho bệnh nhân rặn liên tục hoặc do nguyên nhân cơ nâng HM bị tổn thương.

Thường gặp sa TT toàn bộ ở người cao tuổi có các yếu tố nguy cơ như:trĩ, bệnh lý bang quang, polype TT, người sinh quá nhiều lần… rặn nhiều làm răng áp lực trong ổ bụng sẻ đẩy TT sa ra ngoài khi cơ nâng Hm và cơ thắt HM yếu. bệnh nhân sẽ cảm nhạn được khối u lòi ra ở HM, có thể kèm theo rớm máu, són phân…Khối này khi nhiễm trùng sẻ gây đau. Khám sẻ thấy một khối phòng lên ở HM hoặc một đọn dài lòi ra ngoài HM màu hồng sẫm, có lỗ ở giữa , khám có thể phát hiện cơ thắt Hm yếu( không khép chặt HM được ). Tùy vào giai đoạn mà khối u này có thể nhét trở vào được, ở giai đoạn sớm thì khối lòi ra sẻ tự thu vào được sau khi đi ngoài xong, dân dần khối này không tự thụt vào được phải dùng tay đây vào, nhưng cuối cùng thì chúng thường xuyên ở ngoài vì có đưa vào thì nó cũng lòi rở ra. Đoạn TT sa ra ngoài có thể bị nghẽn do co thắt HM làm cho nó có màu đỏ thẩm tím tái, phù nề, thậm chí có những vùng hoại tử trên bề mặt.

Điều trị sa TT tương đối khó khăn. Trước hết phải loại bỏ yếu tố thuận lợi hay nguy cơ, sau đó phải tái tạo cơ thắt HM nếu bị yếu. người ra thực hiện phẫu thuật cố định khối TT sa sau khi đẩy trở vào và một số trường hợp buộc phải cắt bỏ khối TT sa rồi khâu lại. khi bị TT sa ra ngoài thì động tác sơ cứu đầu tiên là đắp huyết thanh, ấn và đẩy vào tư từ.