Hỏi đáp về phẫu thuật cắt trĩ

Bà Trịnh thị Th. H. (vũng tàu) viết thư hỏi:

Cách đây khoảng 15 năm, sau khi sinh cháu thứ nhất khoảng 1 tháng, tôi phát hiện mình bị trĩ, từ đó đến nay, thi thoảng đi ngoài vẫn có hiện tượng ra máu, đau rát vùng hậu môn và có một khối vùng lên ở vùng hậu môn khoảng 1cm. Bây giờ tôi đi phẫu thuật cắt búi trĩ ấy có được không?

một ca phẫu thuật cắt trĩ


Thư của bà được BS Nguyễn Bạch Đằng trả lời như sau:

Vùng hậu môn trực tràng có hai đám rối tĩnh mạch: 1 đám ở trên vùng lược, tạo nên trĩ nội nằm trong long hậu môn trực tràng, được phủ bằng niêm mạc, nhưng khi to quá thì sa xuống nằm ngoài ống hậu môn; còn một đám tạo nên trĩ ngoại, luôn luôn nằm ngoài ống hậu môn và được da che phủ. Cả trĩ nội và trĩ ngoại thường có 3 búi trĩ: búi phải trước, búi phải sau, búi trái; nếu bệnh nhân đến khám muộn có thể xuất hiện các bũi trĩ phụ nàm xen kẽ giữa các búi chính. Khi tất cả các búi trĩ liên kết với nhau, đó là trĩ vòng. Khi có cả trĩ nội và trĩ ngoại, lúc đầu chúng được phân cách với nhau bằng vùng lược, về sau, dây chẳng Parks bị nhẽo, trĩ nội thông với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp. Phần lớn bệnh nhân đến khám là trĩ vòng hoặc trĩ hỗn hợp. Vì vậy, muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn sờ, nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài cần phải thăm trực tràng. Qua soi, sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng, kích thước và vị trí các búi trĩ.

Trĩ nội độ 1: các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phồng lên vào trong long trực tràng.

Trĩ nội độ 2: các tĩnh mạch giãn nhiều hơn tao thành các búi rõ rệt, khi rặn nhiều thì búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn, khi đại tiện xong thì búi trĩ lại tụt vào trong.

Trĩ nội độ 3: cứ mỗi khi đại tiện hoặc đy lại nhiều, búi trĩ lại sa ra ngoài, mỗi lần sa ra ngoài phải lấy tay ấn nhẹ mới tụt vào trong.

Trĩ nội độ 4: các búi trĩ khá to, thường lien kết với nhau tạo thành trĩ vòng. Bệnh nhân có cảm giác búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Để điều trị, trước hết cần ngăn chặn hết các yêu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ bằng cách tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt tươi, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ. Tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ. Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản, bệnh lỵ Tập thói quen đi cầu hàng ngày. Khi phát hiện bị trĩ, cần đi khám để có chẩn đoán và điều trị hợp lý, không nên tự ý sử dụng thuốc dễ gây nên nhiều biến chứng.

Điều trị nội khoa: Vệ sinh tại chỗ ngâm nước 15 phút/ lần, 2 – 3 lần/ ngày. Có thể sử dụng thuốc uống có tác dụng trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid cùng với các thuốc đặt tại chỗ là các tác nhân kháng viêm,… Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà sự dụng biện pháp điều trị vật lý như là tiên xơ, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại… khi trĩ đã có biến chứng rồi thì phải điều trị bằng ngoại khoa mới có kết quả. Với trĩ ngoại điều trị nội khoa đơn thuần trong trường hợp trĩ ngoại phù nề, điều trị thủ thuật với các trường hợp trĩ gây tắc mạch đau, điều trị phẫu thuật với các đám rối tĩnh mạch đã giãn nở lớn.

Trường hợp của bà H. cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, nội soi trực tràng, xác định loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, hay trĩ hỗn hợp), mức độ trĩ, các biến chứng nếu có để từ đó có chiến thuật điều trị thích hợp.