Thảo dược quý trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược quý đã được biết đến và tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Đối với bệnh trĩ, hòe giác, chỉ xác, địa du, đương quy,... được coi là các thảo dược quý dùng trong điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao và an toàn đã được áp dụng phổ biến trong dân gian và đông y. Dưới đây là công dụng của các loại thảo dược quý trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả để các bạn tham khảo.

Hòe giác


THẢO DƯỢC QUÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ


Hòe giác hay còn gọi là hạt hòe được coi là vị thuốc đứng đầu trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Trong số các cách chữa bệnh trĩ bằng đông y của cả Trung Quốc và Việt Nam không thể thiếu vị thuốc này trong các bài thuốc.

Theo đông y, hòe giác có vị đắng, khí hàn. Có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, nhuận can, thanh nhiệt tả hỏa. Thường dùng chữa trường phong tả huyết, trĩ huyết, băng lậu, huyết lâm (tiểu tiện nhỏ giọt lẫn máu), huyết lỵ, tâm hung phiền muộn, phong huyễn dục đảo, âm sang thấp dương (lở ngứa ở hạ bộ).

Bài thuốc có chứa thành phần hòe giác được áp dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, an toàn được tin dùng, đó là sự kết hợp của các vị thảo được gồm: chỉ xác, địa du, đương quy, hoàng cầm, hòe giác, phòng phong, tất cả lượng bằng nhau dùng ở dạng tán thành bột mịn và làm thành viên. Mỗi ngày, người bệnh uống 20g thuốc và kiên trì áp dụng sẽ cho hiệu quả cao.

Chỉ xác


THẢO DƯỢC QUÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ

Chỉ xác là một vị thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Đây là vị thuốc bắt nguồn từ cây chanh chua, được thu hái lúc quả gần chín, phơi khô để làm thuốc. Khác với chỉ thực là quả chanh, cam, quýt hái lúc còn non cũng được phơi khô để làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, chỉ xác có vị đắng, chua, tính hơi hàn, vào hai kinh tỳ và vị. Tác dụng phá khí, tiêu tích, hoá đờm, trừ bỉ, lợi cách, khoan hung. Vị thuốc được dùng để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa, chữa đầy trướng, đau, sa dạ dày, sa trực tràng, sa dạ con... Với những lợi ích như vậy, chỉ xác là một thành phần không thể thiết trong các bài thuốc chữa bệnh trĩ.

Tuy nhiên, với những đối tượng là phụ nữ có thai không nên dùng vị thuốc này.

Địa du – lương huyết, cầm máu


THẢO DƯỢC QUÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ

Địa du hay còn gọi là ngọc trát, ngọc xị cũng là một vị thuốc dùng phổ biến trong đông y. Thuốc cũng được dùng trong cả tây y với công dụng chính là giúp cầm máu, lương huyết, dùng trong các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu.

Với những người bị bệnh trĩ thường bị chảy máu khi đi đại tiện, hoặc khi bệnh nặng thêm thường xuất hiện tình trạng bị rỉ máu thường xuyên gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính. Khi đó, dùng bài thuốc chữa trị có thành phần địa du sẽ rất tốt. Chính vì thế, đây được coi là một trong số các loại thảo dược quý dùng trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn.

Hoàng cầm


THẢO DƯỢC QUÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ

Theo đông y, hoàng cầm có vị đắng, lạnh, quy vào các kinh tâm, phế, đại trường, tiểu trường. Vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc, chỉ huyết, an thai. Dùng thuốc trong các trường hợp thấp nhiệt, đầy bĩ, kiết lị, tiêu chảy, phế nhiệt ho, bứt rứt, khát nước, huyết nhiệt.

Ngoài ra, hoàng cầm còn có khả năng miễn dich, kháng khuẩn chống viêm rất tốt nên được dùng để chữa bệnh trĩ và các bệnh về đường hậu môn, chống viêm nhiễm.

Đương Quy


THẢO DƯỢC QUÝ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ

Nhờ có công dụng bổ máu, hoạt huyết, giảm đau,.. đường quy được dùng rất phổ biến trong đông y và là thành phần không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này có vị ngọt, cay, ấm rất lành tính, đi vào can, tâm và tỳ được áp dụng tốt cho các trường hợp thiếu máu, chảy máu, đau do ứ máu. Với công dụng này rất tốt cho bệnh trĩ với biểu hiện đặc trưng là cháy máu, ứ máu, tắc mạch.

Trên đây là một số vị thuốc quý dùng trong điều trị bệnh trĩ mà các bạn cần biết. Để áp dụng chữa tri bệnh trĩ đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp với các vị thuốc khác và theo một liệu trình nhất định tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó, việc tham khảo ý kiến thầy thuốc là rất cần thiết.